Doraemon luôn hay nhất ^_^
Cốt Truyện
- Các câu chuyện trong doraemon thường có một công thức chung, đó là xoay quanh những rắc rối hay xảy ra với cậu bé Nôbita lớp bốn, nhân vật chính thứ nhì của bộ truyện. Đôrêmon có một chiếc túi thần kỳ trước bụng với đủ loại bảo bối của tương lai. Cốt truyện thường gặp nhất sẽ là Nôbita trở về nhà khóc lóc với những rắc rối mà cậu gặp phải ở trường hoặc với bạn bè. Sau khi bị cậu bé van nài hoặc thúc giục, doraemon sẽ đưa ra một bảo bối giúp Nôbita giải quyết những rắc rối của mình, hoặc là để trả đũa hay khoe khoang với bạn bè của cậu. Nôbita sẽ lại thường đi quá xa so với dự định ban đầu của Đôrêmon, thậm chí với những bảo bối mới cậu còn gặp rắc rối lớn hơn trước đó. Đôi khi những người bạn của Nôbita (thường là Xêkô hoặc Chaien) lại lấy trộm những bảo bối và sử dụng chúng không đúng mục đích. Tuy nhiên thường thì ở cuối mỗi câu chuyện, những ai sử dụng sai mục đích bảo bối sẽ phải chịu hậu quả do mình gây ra, và người đọc sẽ rút ra được bài học đạo đức từ đó.[11]
Chủ đề
- Bối cảnh của doraemon là xã hội Nhật Bản những năm 1970 được thu nhỏ trong một khu phố ngoại ô của Tokyo, nơi đó có những gia đình khá giả với biệt thự, xe hơi như gia đình của Xêkô, nhưng cũng có những gia đình bình dân mà ông bố chỉ là một viên chức nhỏ còn bà mẹ luôn phải lo lắng cho chi tiêu trong nhà như gia đình của Nôbita. Chủ đề chính trong Đôrêmon thường xoay quanh mối quan hệ bè bạn của nhóm bạn Đôrêmon - Nôbita - Xuka - Chaien - Xêkô hay quan hệ giữa các cô bé, cậu bé trong nhóm với gia đình, họ hàng, thú nuôi trong nhà. Do là manga dành cho lứa tuổi thiếu nhi nên các mâu thuẫn, rắc rối trong Đôrêmon nếu có nảy sinh thì cũng chủ yếu xuất phát từ suy nghĩ trẻ con của nhóm bạn và nhanh chóng được giải quyết vào cuối câu chuyện.[5] Tuy nhiên đôi khi tác giả cũng đặt nhóm bạn của Đôrêmon vào những chủ đề "nghiêm túc" hơn như bảo vệ môi trường, sự phụ thuộc của con người vào khoa học công nghệ hay mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình, qua đó đưa ra cho độc giả nhỏ tuổi những bài học đạo đức nhẹ nhàng. Không chỉ đề cập tới các "bảo bối" vốn xuất phát từ trí tưởng tượng của mình, tác giả Fujimoto còn thông qua Đôrêmon giới thiệu với người đọc những thành tựu lớn của khoa học - kĩ thuật thập niên 1970 như các nghiên cứu về lí thuyết tương đối, tia laser hay du hành vũ trụ.[3]
Theo ông Ito Zensho, một người thân cận của họa sĩ Fujiko F Fujio và là giám đốc công ty Fujiko Pro. thì nhân vật Nôbita đã thể hiện phần nào hình ảnh của chính họa sĩ Fujiko, một cậu bé kém thể thao nhưng luôn thích tìm hiểu những kiến thức khoa học và xã hội.[12]. Hai tác giả Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo cũng thể hiện mỗi thế mạnh riêng của từng người qua bộ truyện Đôrêmon, với Motoo là khả năng miêu tả tâm lý nhân vật xuất sắc, còn ở Fujimoto là khả năng xây dựng những bối cảnh và nhân vật có vẻ ngoài bình thường nhưng lại ẩn chứa bên trong những điều tuyệt vời bí mật[13].
Thời gian trong doraemon
- Cũng theo ông Ito Zensho thì "thời gian" là một trong những yếu tố cơ bản để họa sĩ Fujiko F Fujio sáng tác nên bộ truyện Đôrêmon[12]. Người đọc thường xuyên thấy xuất hiện trong các mẩu chuyện Đôrêmon ước muốn của Nôbita và các nhân vật khác với việc "điều khiển thời gian". Ước muốn đó có lẽ xuất phát từ sự chặt chẽ, chính xác về thời gian, một biểu hiện của đời sống thường ngày của người dân Nhật. Giống như ông bố hay đi làm muộn, Nôbita thường xuyên đi học trễ giờ, và đi kèm với nó luôn là hình phạt đứng ngoài lớp, chép phạt hay thông báo với bố mẹ. Tác giả Fujimoto xây dựng những rào cản về thời gian là để Nôbita bộc lộ ước muốn thay đổi sự ngặt nghèo đó. Và để giúp đỡ cậu bé, Đôrêmon có hàng loạt "bảo bối" liên quan tới thời gian, từ tivi thời gian, đồng hồ thời gian, thắt lưng thời gian đến bảo bối phổ biến nhất, thường xuất hiện nhất đó là cỗ máy thời gian được đặt trong ngăn bàn học của Nôbita. Không tập trung đi vào khai thác nguyên lý hoạt động của cỗ máy thời gian hay nghịch lý thời gian mà nó đem lại như các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng phương Tây, Đôrêmon chỉ tập trung đi sâu vào việc các cô bé, cậu bé đã khai thác tính năng kì diệu của cỗ máy đó như thế nào, và vì thế Đôrêmon giàu trí tưởng tượng và gần gũi hơn với các độc giả nhỏ tuổi. Đôi khi những nghịch lý trong quan hệ nhân quả của cỗ máy thời gian cũng được tác giả đề cập tới, nhưng chỉ trong các câu chuyện khi Nôbita muốn sử dụng nó vì lợi ích cá nhân, còn khi Nôbita và Đôrêmon chui vào hộc bàn với những ý định tốt đẹp như tìm lại hình ảnh người thân hay hàn gắn những lỗi lầm trong quá khứ, hai cậu bé lại thường đạt được mục đích của mình. Các chuyện tiêu biểu cho trường hợp này có thể kể tới Bà nội (kể về cuộc gặp gỡ giữa Nôbita với người bà đã khuất, trong 1 số tập truyện gọi là "bà ngoại" nhưng có thể đó chỉ là lỗi dịch thuật của nhà xuất bản mà thôi) hay Cô gái hoa bách hợp (kể về cuộc phiêu lưu tìm lại cho ông Nôbi - bố của Nôbita, một hình ảnh về người con gái ông quen từ ngày còn bé).[14]
Bảo bối
Bài chi tiết: Danh sách bảo bối trong truyện Đôrêmon
Một trong những nét đặc sắc nhất của bộ truyện là những bảo bối - dōgu (kana: 道具) của Đôrêmon. Đó có thể là những thiết bị mang hình dáng của vật dụng thường ngày nhưng lại có chức năng kì diệu theo kiểu khoa học viễn tưởng. Với những bảo bối này, Đôrêmon theo một cuộc bầu chọn năm 2007 trên trang tin tức Oricon thậm chí đã được xếp thứ hai trong "danh sách các nhân vật manga quyền năng nhất", chỉ sau Sôngôku của Bảy viên ngọc rồng[15]. Do có rất nhiều tập truyện lẻ và hàng loạt các tập phim hoạt hình ngắn, dài trong đó mỗi một tập lại xuất hiện những dōgu mới vì vậy khó có thể thống kê chính xác số dōgu đã từng xuất hiện trong Đôrêmon. Trong một lần trả lời phỏng vấn ông Fujiko F. Fujio khi được hỏi về số bảo bối của Đôrêmon đã đưa ra con số 1293[16], nhưng có lẽ đó chỉ là con số dự định ban đầu của ông (tương ứng với các số đo của Đôrêmon - đều là 1293) vì theo một thống kê năm 2004 của giáo sư Yokoyama Yasuyuki (thuộc đại học Toyama) thì số bảo bối của Đôrêmon xuất hiện trong 1344 câu chuyện lên tới 1963 dōgu[17]. Các bảo bối được tác giả tưởng tượng ra từ thập niên 1970 nên đã có một số được khoa học - kỹ thuật hiện thực hóa. Một ví dụ là chiếc máy chụp ảnh vệ tinh xuất hiện trong tập phim Pho tượng thần khổng lồ (のび太の大魔境) được Đôrêmon và Nôbita sử dụng để tìm ra vị trí của pho tượng thần giữa rừng rậm châu Phi. Hiện nay với các trang web chứa ảnh vệ tinh như Google Maps, con người hoàn toàn có thể tiếp cận với những ảnh vệ tinh như vậy mà không cần phải nhờ tới "bảo bối" như của Đôrêmon.
Dưới đây là một số bảo bối thường xuất hiện trong các tập truyện doraemon
* Chong chóng tre (タケコプター, Takekoputā). Bảo bối này là một chiếc chong chóng tre giúp con người có thể bay lượn được (từ takekoputā được ghép từ hai từ taketombo nghĩa là chong chóng tre và herikoputā nghĩa là máy bay trực thăng). Bảo bối này xuất hiện ở hầu hết cả bộ truyện. Tuy rất nhỏ nhẹ, tiện dụng (có thể cắm vào bất cứ vật gì cần bay) nhưng chong chóng tre có thời gian sử dụng ngắn và người dùng thường phải dừng lại để nạp pin giữa chừng. * Tủ điện thoại yêu cầu (もしもボックス, Moshimo-box). Tên của bảo bối này là một cách chơi chữ với cụm từ moshi moshi được dùng khi người Nhật trả lời điện thoại, và từ moshimo (もしも), có nghĩa là "nếu...thì sẽ". Với tủ điện thoại này, các nhân vật có thể dùng để gọi và yêu cầu một sự việc bất kì trở thành sự thật. * Cỗ máy thời gian (タイムマシン). Bảo bối này không nằm trong túi của Đôrêmon mà nằm trong hộc bàn học của Nôbita. Đây là bảo bối xuất hiện đầu tiên, nó có tác dụng đưa người dùng về quá khứ hay đến tương lai ở bất cứ thời điểm nào mong muốn. Tuy nhiên máy thời gian của Đôrêmon không còn mới và thỉnh thoảng lại hỏng hóc, gây rắc rối cho Nôbita và bạn bè nhưng cũng sẽ thường là xuất phát điểm cho các cuộc phiêu lưu trong Đôrêmon. * Cánh cửa thần kỳ (Doko demo doa). Đây là bảo bối được Đôrêmon thường xuyên xử dụng. Nó giúp ta từ nơi này có thể đến bất cứ một nơi nào khác mà chỉ cần bước qua cánh cửa này.
|